Sân bay Phù Cát
Tên tiếng Anh: Phu Cat Airport (PCA)
Địa chỉ: xã Cát Tân, huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: (056) 3537500
Fax: (056) 3537500.
Trụ sở giao dịch: 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: (056) 3822953,
Fax: (056) 3823627;
Website: phucatairport.vn
AFTN: VVPCZPZX
Mã cảng hàng không (code): UIH
Đường hạ cất cánh (Runway): 01 đường cất hạ cánh với kích thước 3.048m rộng 45m.
Sân đỗ tàu bay (Apron): 07 vị trí đậu tàu bay A320/321 và tương đương.
Khai thác các loại tàu bay A320, A321, B747 và tương đương
Cấp sân bay: 4C
Sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng
Nhà ga hành khách: gồm 02 tầng với diện tích là 6.539m2
Nhà ga hành khách (Passenger Terminal): Diện tích sử dụng khoảng 3.000m2.
Năng lực thông qua: 750.000 hành khách/năm
Địa chỉ: xã Cát Tân, huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: (056) 3537500
Fax: (056) 3537500.
Trụ sở giao dịch: 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: (056) 3822953,
Fax: (056) 3823627;
Website: phucatairport.vn
AFTN: VVPCZPZX
Mã cảng hàng không (code): UIH
Đường hạ cất cánh (Runway): 01 đường cất hạ cánh với kích thước 3.048m rộng 45m.
Sân đỗ tàu bay (Apron): 07 vị trí đậu tàu bay A320/321 và tương đương.
Khai thác các loại tàu bay A320, A321, B747 và tương đương
Cấp sân bay: 4C
Sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng
Nhà ga hành khách: gồm 02 tầng với diện tích là 6.539m2
Nhà ga hành khách (Passenger Terminal): Diện tích sử dụng khoảng 3.000m2.
Năng lực thông qua: 750.000 hành khách/năm
Toancau Airlines là đại lý cấp 1 được các hãng hàng không bổ nhiệm và ủy quyền bán vé máy bay đi Bình Định .
Ngày nay nhờ sự phát triển của hệ thống vé điện tử Toancau Airlines bán vé máy bay đi Bình Định qua điện thoại 0856 256 256 và Tổng đài 1900 1812 thay vì mở đại lý vé máy bay tại Bình Định .
Cảng hàng không Phù Cát là cửa ngõ giao thông đường không của tỉnh Bình Định, giữ vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng vừa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung.
1. Vị trí:
Cảng hàng không Phù Cát thuộc địa giới hành chính huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 35 km về hướng Tây Bắc.
Vành đai phía Tây và phía Bắc giáp với xã Cát Tân, huyện Phù Cát; Phía Nam giáp với tỉnh lộ 636 là trục đường dẫn vào sân bay thuộc 02 phường Nhơn Mỹ, Nhơn Thành, thị xã An Nhơn giao cắt với Quốc lộ 1A tại ngã tư Gò Găng cách cổng sân bay khoảng 3km; Phía Đông giáp với tuyến đường sắt Bắc nam, cách đường chiến lược ven biển khoảng 20km đường chim bay.
Toạ độ điểm quy chiếu sân bay là giao điểm của đường lăn E2 và trục tim đường cất, hạ cánh 15-33; có toạ độ 13º56’47”.89N – 109º03’04”.21E. Mức cao của điểm quy chiếu Cảng hàng không Phù Cát so với mực nước biển trung bình là 31m.
2. Quá trình phát triển:
Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được do quân đội Mỹ xây dựng vào năm 1967 phục vụ cho chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sân bay Phù Cát do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý sử dụng làm Trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích.
Tháng 9/1984, Cảng hàng không Phù Cát chính thức khai thác chuyến bay dân dụng đầu tiên. Thời gian đầu chủ yếu phải nhờ sự giúp đỡ của Trung đoàn không quân đóng tại căn cứ Phù Cát để đảm bảo công tác điều hành chỉ huy bay, thông tin liên lạc, khí tượng, đài dẫn đường và một số các hoạt động liên quan khác trong thời gian chờ đợi xây dựng nhà ga hàng không dân dụng mới.
Nhà ga hành khách được khởi công xây dựng ngày 10/7/2003 và đưa vào sử dụng tháng 6/2004 có diện tích sử dụng khoảng 3.000m2 với đầy đủ trang thiết bị đảm bảo đáp ứng công suất 750.000 hành khách/năm.
Ngày 17/1/2015, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tổ chức Lễ khởi công dự án “Xây dựng, mở rộng khu hàng không dân dụng – Cảng hàng không Phù Cát”, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ VND, được trích từ Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Dự án gồm các dự án thành phần: Xây dựng mới Nhà ga hành khách và mở rộng sân đậu máy bay.
Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao năng lực tiếp nhận máy bay (07 vị trí đậu cho máy bay Airbus giờ cao điểm), đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các chuyến bay, nâng cao công suất và chất lượng phục vụ hành khách, đáp ứng yêu cầu khai thác thực tế và dự báo tăng trưởng trong tương lai của Cảng hàng không Phù Cát.
Nhà ga hành khách gồm 2 tầng, lấy ý tưởng thiết kế từ hình ảnh của Đàn Nam Giao. Tầng 1 có hình vuông tượng trưng cho Đất, tầng 2 có hình tròn tượng trưng cho Trời, ở giữa nhà ga có khoảng trống hình tròn thông suốt từ tầng trệt lên mái nhà ga để hấp thụ trực tiếp ánh sáng và khí trời, tạo thế vững chắc giúp Cảng hàng không Phù Cát phát triển ổn định và bền vững. Trên mái của tầng 1 sẽ trồng cỏ và cây xanh (loại lá nhỏ, rễ chùm) làm cho nhà ga mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đồng thời tạo cảnh quan và không gian xanh mát cho nhà ga.
Nhà ga hành khách có năng lực phục vụ 600 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 1,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 2,4 triệu hành khách/năm. Dự kiến Dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán năm 2016.
4. Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách được khởi công xây dựng ngày 10/7/2003 và đưa vào sử dụng tháng 6/2004 có diện tích sử dụng khoảng 3.000m2, công suất 750.000 hành khách/năm.
Nhà ga mới có thiết kế 1,5 cao trình gồm tầng trệt và tầng lửng, được trang bị đồng bộ nhiều thiết bị hiện đại, hệ thống băng chuyền hành lý đi và đến, quầy thủ tục, cân điện tử; cung ứng các dịch vụ phục vụ hành khách đi máy bay như điểm tâm, giải khát, điện thoại, bán hàng lưu niệm, truy cập Internet, truyền hình, báo chí…
6. Hoạt động hàng không:
Hiện nay, tại Cảng hàng không Phù Cát có 3 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific khai thác các đường bay nối Quy Nhơn với Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Những năm qua, nhu cầu vận chuyển hàng không của tỉnh Bình Định phát triển rất nhanh. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Phù Cát đạt mức tăng trưởng bình quân 27,2%/năm. Năm 2014, sản lượng hành khách thông qua cảng đạt trên 427.000 lượt hành khách, tăng 46,7%; sản lượng hàng hoá đạt 1.340 tấn, tăng 58,7%; phục vụ 2.998 lượt chuyến cất hạ cánh thương mại, tăng 19,9% so với năm 2013.